Với kiến trúc đơn giản, thời gian xây dựng nhanh, chi phí vừa phải, nhà cấp 4 gác lửng là mẫu nhà được ưa chuộng tại các vùng ngoại ô, nông thôn Việt Nam. Vậy xây nhà cấp 4 có gác lửng hết bao nhiêu tiền? Cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nhà Cấp 4 Gác Lửng Là Gì?
Căn cứ theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, nhà cấp 4 được định nghĩa là công trình xây dựng có mái và tường vách có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 1.000m2, tầng cao không quá 1 tầng, chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 6m, nhịp kết cấu lớn nhất không quá 15m.
Khái niệm nhà cấp 4 gác lửng có thể hiểu là nhà có kết cấu 1 trệt và 1 tầng lửng, thường được xây dựng trên những lô đất có diện tích khiêm tốn, nhằm tối ưu hóa công năng sử dụng. Nhà gác lửng đẹp hiện diện ở cả khu vực nông thôn và thành thị, nhưng phổ biến nhất vẫn là vùng ngoại ô, nông thôn.
Tầng trệt nhà cấp 4 gác lửng có chiều cao khoảng 7m, tầng lửng từ 2,2 – 2,5m. Diện tích gác lửng không vượt quá 65% diện tích sàn bên dưới. Gác lửng được thi công bằng kết cấu dầm bê tông cốt thép hoặc khung thép chịu lực. Cùng với đó, các tấm lót sàn gác lửng chịu lực dạng tấm bê tông nhẹ sẽ được lót lên phía trên. Cầu thang bộ kết nối tầng trệt với gác lửng nhà cấp 4.
Nhà cấp 4 gác lửng đẹp thường được thi công xây dựng bằng phương pháp truyền thống. Hiện nay, nhà lắp ghép hay nhà tiền chế cũng rất phù hợp để làm tầng lửng.
Công Năng Của Gác Lửng Nhà Cấp 4
Mục đích khi thiết kế gác lửng cho nhà cấp 4 là để gia tăng diện tích sử dụng, đảm bảo đầy đủ công năng, tăng tiện ích. Gác lửng thường được sử dụng cho các công năng sau:
- Gác lửng làm phòng ngủ
- Gác lửng làm phòng thờ
- Gác lửng làm thư viện
- Gác lửng làm phòng làm việc
- Gác lửng làm phòng giải trí
- Gác lửng làm phòng khách
2. Phân Loại Nhà Cấp 4 Có Gác Lửng
Các mẫu nhà cấp 4 có gác lửng hiện rất đa dạng về kích thước, phong cách thiết kế, kiểu dáng mái, số lượng phòng ngủ… Về cơ bản, nhà cấp 4 gác lửng đẹp gồm những loại sau.
– Phân loại theo số phòng ngủ:
- Nhà cấp 4 gác lửng 1 phòng ngủ
- Nhà cấp 4 gác lửng 2 phòng ngủ
- Nhà cấp 4 gác lửng 3 phòng ngủ
- Nhà cấp 4 gác lửng 4 phòng ngủ
– Phân loại theo kiểu mái:
- Nhà cấp 4 gác lửng mái bằng
- Nhà cấp 4 gác lửng mái lệch
- Nhà cấp 4 gác lửng mái Thái
- Nhà cấp 4 gác lửng mái Nhật
- Nhà cấp 4 gác lửng mái ngói
- Nhà cấp 4 gác lửng mái tôn
– Phân loại theo kích thước:
- Nhà cấp 4 gác lửng 4x12m
- Nhà cấp 4 có gác lửng 4x16m
- Nhà cấp 4 có gác lửng 5x15m
- Nhà cấp 4 có gác lửng 5x16m
- Nhà cấp 4 có gác lửng 5x18m
- Nhà cấp 4 có gác lửng 5x20
- Nhà cấp 4 có gác lửng 7x12m
- Nhà cấp 4 gác lửng 3 phòng ngủ 4x15m
- Nhà cấp 4 gác lửng 3 phòng ngủ 5x15m
3. Nhà Cấp 4 Gác Lửng Có Ưu, Nhược Điểm Gì?
Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tiết kiệm chi phí: Gác lửng đáp ứng đầy đủ công năng của 1 tầng mà không cần chồng tầng, nhờ đó gia chủ có thể tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như thời gian thi công, dành tiền hoàn thiện nội thất, mua sắm thiết bị. | Thiếu riêng tư: Có thể không đảm bảo được sự riêng tư tuyệt đối vì nhà gác lửng thường hạn chế tường, vách ngăn. |
Tối ưu hóa không gian: Gác lửng giúp mở rộng, cơi nới diện tích sử dụng. Tầng lửng thường được sử dụng để làm phòng ngủ, phòng thờ, thư viện, phòng làm việc, kho… Nhà cấp 4 gác lửng là giải pháp phù hợp cho những lô đất nhỏ. | Nóng, thấm dột: Gác lửng sát với mái nhà nên có thể bị nóng bức khó chịu, bị ồn khi mưa lớn, dễ thấm dột nếu không có giải pháp chống nóng, cách âm, chống thấm tốt ngay từ đầu. |
Độc đáo, kết hợp được nhiều phong cách: Có thêm gác lửng giúp kiến trúc nhà cấp 4 trở nên khác biệt, độc đáo hơn so với thông thường, có thể kết hợp phong cách Bắc Âu, Nhật Bản, Ấn Độ cho mẫu nhà cấp 4 gác lửng. | Gặp khó khi lắp thiết bị chiếu sáng, điều hòa: Xây nhà riêng cấp 4 có gác lửng có thể gặp khó khăn khi bố trí thiết bị chiếu sáng, điều hòa do giới hạn về chiều cao. Cân bằng giữa công năng sử dụng và tính thẩm mỹ trong trường hợp này khá đau đầu. |
4. Chi Phí Xây Nhà Cấp 4 Gác Lửng
Xây nhà cấp 4 gác lửng hết khoảng bao nhiêu tiền? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, vì dù xây kiểu nhà nào thì chi phí xây nhà cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố chính có tính quyết định đến chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng. Căn cứ vào đó bạn sẽ dự trù được khoảng chi phí xây nhà phù hợp.
Vị Trí, Hướng Nhà
Tùy theo hướng nhà, môi trường sống, điều kiện khí hậu, thời tiết tại khu vực đó như thế nào, kiến trúc sư, kỹ sư đưa ra phương án thiết kế, thi công xây dựng hợp lý nhất. Thiết kế nhà phải đảm bảo tối ưu nhất theo tính chất địa lý tại khu vực sống.
Chẳng hạn, nếu khu vực bạn sống thường xuyên bị ngập lụt, thì ngôi nhà cần được xây dựng trên nền cao ráo. Trường hợp hướng nhà thiếu ánh sáng thì phần thiết kế cần được tối ưu bằng cách làm giếng trời, cửa kính… Chi phí xây dựng vì thế cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn so với thông thường.
Diện Tích Nhà
Gia chủ cần xác định rõ diện tích nhà bởi chi phí xây dựng và diện tích ngôi nhà tỷ lệ thuận với nhau, diện tích nhà càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng cao. Ví dụ: Nếu giá thầu trên 1m2 là 4.300.000 đồng, ngôi nhà có diện tích 20x5m thì chi phí xây dựng là 430.000.000 đồng.
Vật Liệu Xây Dựng
Xây nhà cấp 4 gác lửng hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào loại vật liệu dùng để thi công. Nhà nhỏ không có nghĩa là chi phí xây dựng thấp hơn nhà lớn. Trên thực tế, nhiều ngôi nhà có diện tích khiêm tốn nhưng chi phí xây dựng vẫn cao hơn do chi phí nguyên, vật liệu. Chất lượng vật liệu dùng trong thi công quyết định rất lớn đến giá trị của ngôi nhà. Nếu như bạn dùng sơn tốt, bền màu hơn, gạch chống thấm tốt hơn, nền nhà sẽ sáng hơn, khó bị trơn trượt,… thì chi phí đắt hơn so với sử dụng vật liệu xây dựng bình thường.
Nhà Thầu Xây Dựng
Đơn vị thi công cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nên chất lượng và chi phí xây dựng một ngôi nhà. Làm việc với đội thi công có uy tín, bạn sẽ không cần quá lo lắng về việc xây dựng căn nhà. Hãy lựa chọn những đơn vị thi công có kinh nghiệm và uy tín, đã từng thiết kế và thi công nhà ở đảm bảo chất lượng.
Giá thầu ở mỗi đơn vị thi công cũng sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, để căn nhà của mình được xây đảm bảo nhất có thể thì gia chủ không nên quá đặt nặng về mức giá thầu.
Mức giá thầu trung bình hiện nay đối với những căn nhà cấp 4 gác lửng thường dao động từ khoảng 4,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/m2. Giá thầu có thể thay đổi tùy độ khó của công trình.
5. Tham Khảo Một Số Mẫu Nhà Cấp 4 Gác Lửng Đẹp
Các mẫu nhà cấp 4 có gác lửng rất đa dạng về kiến trúc, phong cách thiết kế. Dưới đây là một số mẫu nhà cấp 4 gác lửng đẹp, được ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo nếu có ý định xây dựng trong năm nay.
Mẫu Nhà Cấp 4 Gác Lửng 2 Phòng Ngủ
Nhà cấp 4 gác lửng 2 phòng ngủ rất phổ biến, chủ yếu được xây dựng trên những lô đất nhỏ hẹp. Tầng trệt thường được bố trí phòng khách liên thông khu bếp nấu và phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh. Tầng lửng bố trí phòng ngủ thứ 2, có thể có thêm phòng thờ. Nên ưu tiên sử dụng nội thất hiện đại tối giản để đảm bảo tính tiện nghi cũng như sự thông thoáng cho không gian sống trong nhà cấp 4.
Nhà Cấp 4 Gác Lửng 3 Phòng Ngủ 4x15m
Mẫu nhà cấp 4 gác lửng được xây dựng trên lô đất kích thước 4x15m phù hợp với gia đình các gia đình trẻ. Tầng trệt nhà cấp 4 dùng làm phòng khách, khu bếp và phòng ăn, phòng vệ sinh, 2 phòng ngủ (trong đó có 1 phòng master). Trên tầng lửng có thể bố trí phòng thờ và 1 phòng ngủ nhỏ.
Nhà Cấp 4 Gác Lửng 3 Phòng Ngủ 5x15m
Với tổng diện tích 75m2, mẫu nhà cấp 4 gác lửng 3 phòng ngủ 5x15m khá rộng rãi, phù hợp với gia đình 4-5 thành viên. Đây là mẫu nhà ống cấp 4 hiện đại, phổ biến ở vùng ngoại ô, nông thôn Việt Nam hiện nay.
6. Thiết Kế Nhà Cấp 4 Gác Lửng Cần Lưu Ý Gì?
Để sở hữu ngôi nhà cấp 4 gác lửng đảm bảo cả về công năng và tính thẩm mỹ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau khi thiết kế, thi công xây dựng.
– Pháp lý: Tìm hiểu xem có cần xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 không, có cần thông báo khởi công, hoàn công công trình không. Nắm rõ pháp lý giúp bạn tránh được rủi ro, phiền phức về sau.
– Xác định rõ công năng và đối tượng sử dụng gác lửng: Việc này giúp định hình về thiết kế, bố cục của gác lửng sao cho phù hợp nhu cầu, công năng. Xác định thành viên thường xuyên sử dụng gác lửng cũng rất quan trọng. Ví dụ, nếu sử dụng gác lửng làm phòng học, phòng ngủ cho trẻ thì phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Gác lửng làm khu cần đảm bảo chắc chắn, chịu lực tốt. Gác lửng làm phòng sinh hoạt chung cần thiết kế thông thoáng.
– Kích thước gác lửng: Diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn tầng trệt. Tầng lửng không vượt quá 2/3 chiều sâu của ngôi nhà nhằm tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Chiều cao tầng lửng thường từ 2,2 – 2,5m, nếu thấp hơn sẽ gây ra cảm giác bí bức. Nếu làm cao hơn có thể ảnh hưởng tới tầng trệt.
– Cầu thang lên gác lửng: Cầu thang lên gác lửng nhà cấp 4 nên được thiết kế nhỏ gọn, không che khuất tầm nhìn, đảm bảo di chuyển thuận lợi, đối lưu không khí tốt. Ưu tiên thiết kế cầu thang dựa sát vào tường để tận dụng không gian lưu trữ.
– Màu sắc chủ đạo: Với nhà cấp 4 gác lửng, gia chủ nên ưu tiên sử dụng bảng màu trắng sáng để tạo cảm giác rộng thoáng hơn cho không gian nhà, đồng thời tạo điểm nhấn màu sắc sinh động cho đồ nội thất, phụ kiện trang trí.
– Chọn đồ nội thất: Ưu tiên đồ nội thất gọn nhẹ, đa năng, dễ di chuyển. Nội thất phù hợp với phong cách thiết kế, màu sắc hài hòa với tổng thể công trình.
- Vật liệu xây dựng: Khác với biệt thự hay căn hộ chung cư, nhà cấp 4 có gác lửng thường không đòi hỏi quá cao về chất liệu xây dựng. Tùy theo mục đích của bạn là muốn ở lâu dài hay tạm thời mà đi đến quyết định chọn vật liệu xây dựng phù hợp với túi tiền cũng như đảm bảo về chất lượng công trình. Tuy nhiên, cần chọn chất liệu chống nóng, chống thấm, cách âm tốt cho phần mái nhà cấp 4.
– Nên thiết kế cửa sổ trên gác lửng: Nên cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông, giúp tầng lửng luôn thông thoáng, mang lại cảm giác dễ chịu cho các thành viên gia đình.
– Lưu ý phong thủy: Tránh xà ngang chèn ép gác lửng, ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ, lâu dài không tốt cho sức khỏe, dễ hao tổn tài lộc. Cũng không nên thiết kế cầu thang lên gác lửng quá dốc, cần có điểm gấp khúc hoặc uốn lượn, tránh dốc đứng quá không tốt về mặt phong thủy.
Nguồn ảnh: Vietnamnet, neohouse, noithatsangdep, minhphatpc, angcovat, sbshouse, vinhtuong, noithatugia, job3s.